Hệ lưu thuốc tại dạ dày: cơ chế lưu thuốc và các phương pháp đánh giá

Lê Thị Thu Trang, Phạm Thị Minh Huệ
Cơ quan, tổ chức của tác giả

Các tác giả

  • Lê Thị Thu Trang Trường Đại học Dược Hà Nội
  • Phạm Thị Minh Huệ Trường Đại học Dược hà Nội

DOI:

https://doi.org/10.59882/1859-364X/237

Tóm tắt

Hệ lưu thuốc tại dạ dày là dạng bào chế được thiết kế nhằm kiểm soát tốc độ và vị trí giải phóng dược chất tại phần trên của đường tiêu hóa. Hệ có khả năng lưu lâu tại dạ dày và kiểm soát giải phóng dược chất tại cơ quan này. So với dạng bào chế quy ước, hệ lưu tại dạ dày có nhiều ưu điểm trong việc làm giảm tác dụng không mong muốn, cải thiện sinh khả dụng và tăng hiệu quả điều trị của thuốc. Bài tổng quan trình bày một cách có hệ thống về các cơ chế lưu thuốc tại dạ dày bao gồm nổi, sa lắng, kết dính niêm mạc, giãn nở…. Bên cạnh đó, bài viết mô tả chi tiết các phương pháp đánh giá (lực nổi, lực kết dính, X quang, chụp cộng hưởng từ…) nhằm dự đoán cơ chế lưu, giải phóng thuốc in vitro và xác định hiệu quả lưu thuốc tại dạ dày trên cơ thể sống. Thông tin bài viết cung cấp hứa hẹn sẽ đóng góp vào việc nghiên cứu và phát triển dạng bào chế lưu thuốc tại dạ dày.

Từ khoá: Hệ lưu thuốc tại dạ dày, hệ nổi, hệ sa lắng, hệ kết dính sinh học, hệ giãn nở, hệ từ tính.

Tiểu sử Tác giả

Phạm Thị Minh Huệ, Trường Đại học Dược hà Nội

Bộ môn Bào chế

Tải xuống

Đã Xuất bản

23-01-2025

Cách trích dẫn

Lê Thị Thu Trang, & Phạm Thị Minh Huệ. (2025). Hệ lưu thuốc tại dạ dày: cơ chế lưu thuốc và các phương pháp đánh giá . Tạp Chí Nghiên cứu Dược Và Thông Tin Thuốc, 21, 47–62. https://doi.org/10.59882/1859-364X/237